Thứ Tư, 27 tháng 2, 2008

Thứ Hai, 25 tháng 2, 2008

Mot chut ngau hung


Mot ngay lam viec hung thu,tu dung cam but nghich ti the ma ai ngo thanh tac pham....hic.hic

Lịch sử ngày Quốc tế Phụ nữ

Ngày Quốc tế Phụ nữ là thành quả của đấu tranh lâu dài và lặng lẽ của hàng triệu phụ nữ trên thế giới. Trước đây do trọng nam khinh nữ, nên phận làm nữ chịu nhiều thiệt thòi nhất hàng thế kỷ. Lịch sử đấu tranh mới chỉ bắt đầu từ Thời cổ Hy Lạp, Lysistrata cuộc tranh đấu chống lại nam giới để chấm dứt chiến tranh.
Lịch sử của ngày Quốc Tế Phụ nữ bắt đầu từ năm 1857 đến 1911.
Ngày 8 tháng 3 năm 1857, các công nhân ngành dệt chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ tại Thành phố New York: 12 giờ làm việc một ngày. Hai năm sau, cũng trong tháng 3, các nữ công nhân Mỹ trong hãng dệt thành lập công đoàn (syndicat) đầu tiên đã được bảo vệ và giành được một số quyền lợi.
50 năm sau, ngày 8 tháng 3 năm 1908, 15.000 phụ nữ diễu hành trên các đường phố New York để đòi được giảm giờ làm việc, lương cao hơn và hủy bỏ việc bắt trẻ con làm việc. Khẩu hiệu của họ là "Bánh mì và Hoa hồng" (Bread and Roses). Bánh mì tượng trưng cho bảo đảm kinh tế gia đình, hoa hồng tượng trưng cho đời sống tốt đẹp hơn. Sau đó, Đảng Xã hội Mỹ tuyên bố Ngày Quốc tế Phụ nữ là ngày 28 tháng 2 năm 1909.
Trong Hội nghị phụ nữ do Quốc tế thứ II (Quốc tế Xã hội chủ nghĩa) tổ chức ngày 8 tháng 3 năm 1910, 100 đại biểu phụ nữ thuộc 17 nước đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Chủ tịch là Clara Zetkin, phụ nữ Đức, đã đề nghị chọn một ngày quốc tế phụ nữ để nhớ ơn những phụ nữ đã đấu tranh trên toàn thế giới. Hội nghị đã chọn ngày 8 tháng 3 làm Ngày Quốc tế Phụ nữ. Ngày đó năm 1911 đã được hơn một triệu người tham gia trong các nước Áo, Đan Mạch, Đức và Thụy Sĩ.
Ngày 25 tháng 3 năm 1911, 145 nữ công nhân, phần lớn là di dân người Ái Nhĩ Lan và người Do Thái của hãng Triangle Shirtwaist Company tại Thành phố New York đã chết trong một vụ cháy trong xưởng dệt. Họ không có ngõ thoát ra ngoài được: cửa xưởng đã được khóa chặt để công nhân không được ra ngoài trước khi hết giờ làm việc (Điều này đã thúc đẩy việc sửa đổi luật lệ lao động). Có khoảng 80.000 người diễn hành trong các đường phố đã đưa đám tang lớn của 145 nạn nhân chết cháy.
Năm 1912, 14.000 công nhân hãng dệt đình công và la Lớn "Better to starve fighting than starve working" (Chết đói vì chiến đấu hơn là chết đói vì làm việc). Nữ công nhân nghỉ việc 3 tháng.
Năm 1912, nhà thơ Mỹ James Oppenheim (1882-1932) viết bài thơ Bread and Roses sau lần diễn hành 14.000 đình công tại Lawrence, Massachusetts. Sự can đảm của họ đã làm cảm hứng bài Bread and Roses, thường đi hát trong ngày Quốc tế Phụ nữ.
Ngày 8 tháng 3 năm 1914: Phụ nữ Đức đòi quyền bầu cử nhưng đến ngày 12 tháng 10 năm 1918 mới được chấp thuận.
Ngày 23 tháng 2 năm 1917 theo lịch Nga, nhằm ngày 8 tháng 3 dương lịch, các nữ công nhân Nga đã ra đường biểu tình đình công, đòi bánh mì và đòi trả chồng con họ trờ về từ chiến trận. Cuộc đình công này đã khiến Sa hoàng Nicolas II phải thoái vị và góp phần rất lớn vào cuộc Cách mạng tháng Mười ở Nga.
Ngày 21 tháng 4 năm 1944, Quốc hội Pháp chấp nhận quyền bầu cử cho phụ nữ Pháp. Phụ nữ Pháp đã đi bầu hội đồng thành phố lần đầu tiên vào ngày 20 tháng 4 năm 1945. Trong lúc đó đàn ông Pháp đã được đi bầu từ năm 1848, tức là từ một thế kỷ trước 8 tháng 3 năm 1948, tại nước Pháp, 100.000 phụ nữ đã tổ chức một cuộc diễu hành tại Paris, từ Place de la République đến tượng Jeanne d’Arc.
Từ năm 1950 tại Việt Nam, vào ngày mùng 6 tháng hai âm lịch mỗi năm đều có tổ chức ngày lễ Hai Bà Trưng ở Sài Gòn, và sau đó đã dùng ngày lễ này làm ngày Phụ nữ. Mỗi năm đều chọn một nữ sinh trường Trưng Vương và một nữ sinh trường Gia Long đóng vai Hai Bà Trưng ngồi trên bành voi trong dịp cử hành lễ.
Năm 1971, Thụy Sĩ chấp nhận quyền bầu cử cho phụ nữ.
8 tháng 3 năm 1975, bắt đầu chú ý và tổ chức ngày Quốc tế Phụ nữ.
Năm 1977, nghĩa là hai năm sau ngày Quốc tế Phụ nữ, Liên Hiệp Quốc quyết định mời các nước dành một ngày để nói lên quyền lợi của người phụ nữ và hòa bình thế giới. Và ngày 8 tháng 3 được chọn để trở thành ngày lễ chung cho nhiều quốc gia trên thế giới.

Bức tranh trên đĩa gốm

Cô nhẩm nhẩm từng chữ và tự nhủ: "Cảnh này thật là bồng bềnh mây trắng, vắng làng thu...”. Cô vẫn cứ ngơ ngẩn nhìn lên bức vẽ trên đĩa. Không biết từ lúc nào, đôi mắt Trang ướt sũng. Đó là chiếc đĩa gốm rất đẹp. Xa xa là rặng núi mờ. Một dòng suối từ núi chảy ra. Bên bờ suối là một cây liễu cô đơn, cành, lá rủ xuống. Một con đường mòn đi sát vào dãy hàng rào thưa thớt bằng mấy cành tre. Phía trong là một túp lều tranh nhỏ. Không một bóng người. Gió Tây thổi, mặt trời xuống núi. Trên không có đám mây trắng mờ.
Đây rõ ràng là bức tranh của một họa sỹ tài hoa đã phóng bút rất tự nhiên, bay bổng, sinh động làm cho người xem không biết chán mắt. Năm ngoái, ngay trong sinh nhật Trang, Hoàng Chân đã mang chiếc đĩa gốm có bức tranh tuyệt vời đó đem tặng cho nàng.
Trang vô cùng sung sướng không chỉ vì đó là quà tặng của Hoàng Chân. Từ nhỏ, Trang đã yêu văn học, nghệ thuật. Cô rất thích bức tranh có cảnh, có tình này. Cảnh ở đây sâu sắc, điểm chút thê lương, cổ xưa, du kiến, phiêu bồng làm cho người ta nghĩ đến cảnh thôn xóm xưa của mình. Nhìn thấy nó, trong lòng sẽ thấy rối loạn những niềm vui nhẹ và cả cái buồn nhân thế.
Trang và Hoàng Chân sống gần nhau thuở bé ở một xóm nhỏ, khuất nẻo của làng Bái Ân thuộc vùng Bưởi. Cả hai đều tâm đầu, ý hợp. Nơi ở của hai gia đình lúc đó cũng hao hao giống như trong bức tranh vẽ trên đĩa gốm. Mỗi gia đình cũng có một mái nhà tranh và có hàng rào chắn vườn.
Khi học lên đến trung học, cả hai đều học ở trường gần Cửa Bắc (Hà Nội). Họ thường cùng nhau đi tới một cửa hàng bán đồ cổ nhỏ và cùng nhau ngắm nghía, bàn tán về chiếc đĩa gốm có bức tranh được tạm gọi là bức: "Vắng làng thu" này.
Ông chủ cửa hàng là một tay tinh đời. Ông bảo: "Trên đời này, ít người hiểu được cái đẹp trong bức tranh". Ông mua được từ tay một người nhận mình là hậu duệ của Bằng Quận công Nguyễn Hữu Chỉnh. Lại có chuyện chủ hàng đó từng cho nhà thơ Vũ Hoàng Chương xem qua. Nhà thơ khen nức nở và ngâm lên: “Sóng nước dập dềnh hương cỏ mật/ Bồng bềnh mây trắng, vắng làng thu”. Ông chủ chộp ngay lấy hai câu thơ đó và chép vào sổ tay.
Họ đều nghèo cả. Mua được chiếc đĩa này, chắc là điều khó lắm. Giá tiền sẽ rất cao. Nhưng Hoàng Chân đã thề với lòng mình là sẽ tậu bằng được nó để tặng cho Trang.
Qua đi vài năm, Trang đi dạy học, Hoàng Chân trở thành bác sĩ tại khoa truyền nhiễm ở một bệnh viện. Họ vẫn rất thân nhau. Thế rồi, Hoàng Chân mua được chiếc đĩa có bức tranh, đưa đến tặng Trang và đồng thời ra lời chính thức cầu hôn với Trang.
Cô gái cầm lấy bức tranh, rơi nước mắt và không mảy may do dự, cô nhận lời. Hôm đó là ngày 5 tháng 5, họ hẹn với nhau là ngày này năm sau sẽ cưới nhau. Nhưng, ngày 5 tháng 5 năm sau...
Có tiếng chuông gọi cửa. Một nhân viên bưu điện đưa đến cho Trang một bức thư rồi đi. Thư viết:
Kính thưa bà Trang,
Nhận được thư này, chắc bà ngạc nhiên. Tôi xin tự giới thiệu, tôi là Nguyễn Thế Điền ở... là bệnh nhân khoa lây của bác sỹ Hoàng Chân. Khi tôi bị thập tử nhất sinh đã được bác sỹ Hoàng Chân trông nom, giúp đỡ quá nhiệt tình và cao cả. Nhưng có thể là do số phận thế nào, khi tôi không còn một sợi hy vọng thì lại sống sót. Còn bác sỹ vô tình bị nhiễm lây, biến chứng mà ra đi mãi mãi. Tôi đau xót vô cùng. Bác sỹ Hoàng Chân là con người quá nhân hậu, nhiệt tình chữa chạy cho tôi, lại còn luôn động viên và cho tôi biết nhiều nghĩa lý ở đời. Tôi được biết tình yêu của bác sỹ dành cho bà và ngược lại là quá đẹp. Tôi rất cảm động. Bây giờ, tôi đã khỏe nhưng người cứu tôi lại ra đi. Tôi xin chia buồn với bà và mong bà giữ gìn sức khỏe để làm được nhiều điều tốt đẹp cho xã hội.
Xin trân trọng chào bà.
Bệnh nhân của bác sỹ Hoàng Chân
Nguyễn Thế Điền.
Ngày... Tháng... năm.
Đọc xong lá thư, mắt Trang nhòa đi. Cô nghĩ tới người con trai Hoàng Chân mảnh khảnh, môi đỏ, mắt nâu đi đến với mình. Những giọt nước mắt chảy vào hoài niệm làm sống lại những ngày xưa hoa lá.