Thứ Hai, 29 tháng 9, 2008
Thứ Năm, 25 tháng 9, 2008
SỰ KẾT HỢP MÀU SẮC
Sự kết hợp màu sắc làm khơi gợi những giác quan của cảm xúc.
Sự kết hợp màu sắc làm khơi gợi những giác quan của cảm xúc. Người ta thường dùng nhiều từ khác nhau để mô tả những thuộc tính khác nhau của từng màu nhằm so sánh độ tương phản. Màu sắc phụ thuộc rất nhiều vào nguồn ánh sáng tự nhiên, nếu không có ánh sáng thì sẽ không có màu sắc. Và không ai có thể thống kê hết sự các ý tưởng kết hợp màu khác nhau nhằm truyền đạt những ý tưởng và cảm xúc khác nhau.
Tùy theo từng khía cạnh khác nhau của màu sắc tạo nên kết hợp lẫn nhau nhằm tạo nên sự hài hòa và cân bằng quang phổ. Sự cân bằng quang phổ xảy ra khi có hàng ngàn sóng năng lượng điện từ với độ dài khác nhau hấp thu thành phần hóa học của từng đối tượng. Sóng của ánh sáng phản ánh màu đỏ, vàng và xanh khác nhau theo cơ chế những cấu trúc hình nón và hình que trong võng mạc mắt khuyến khích sự pha trộn và sắp xếp sự phản ánh màu sắc theo hàng ngàn sắc thái và sắc độ, giúp mắt có khả năng tối đa trong việc phản ánh các màu riêng biệt.
Màu sắc vừa đơn giản lại vừa phức tạp tùy thuộc vào sự vật, cá nhân và văn hóa khác nhau. Hai người khác nhau sẽ có hai cách nhìn nhận màu sắc khác nhau. Màu sắc vừa mang tính cá nhân vừa mang tính toàn cầu và là một thông điệp vừa vô tận về sự đa dạng.
HOT thường được dùng để chỉ màu đỏ là trung tâm trong bánh xe màu. Màu đỏ là màu mạnh nhất.Màu nóng thường được dùng bên ngoài và thu hút sự chú ý. Chính vì lý do này mà màu đỏ thường được dùng trong đồ họa để thiết kế biển báo. Những màu nóng là những màu mạnh và gây khuấy động không gian xung quanh. Năng lượng của màu đỏ ảnh hưởng đến mỗi người theo nhiều cách khác nhau như tăng năng lượng và gây tâm lý phấn khích.
COLD thường mang sắc xanh. Màu lạnh thường được liên tưởng đến tuyết và kem. Màu xanh dương, xanh lá đậm, hay màu kết hợp giữa hai màu này thường tương phản trực tiếp với những màu tông nóng. Những tông màu lạnh thường làm gợi những cảm giác nhẹ nhàng và mang lại không gian yên tĩnh. Và những màu nóng đặt cạnh màu lạnh thì tương phản mạnh với nhau như nước và lửa.
WARM thường mang sắc đỏ và ấm. Các tông màu này thường được hình thành bằng cách thêm màu vàng vào màu đỏ và có chút khác biệt so với màu nóng. Những màu ấm như màu đỏ cam, cam và vàng cam được tạo thành bằng cách pha trộn giữa màu đỏ và màu vàng theo tỷ lệ nhất định.Màu ấm mang lại cảm giác thoải mái, phấn chấn và thân thiện tựa như tia nắng mặt trời lan tỏa ấm áp đến với mọi vật xung quanh.
COOL được xây dựng trên cơ sở của màu xanh. Những màu này hơi khác biệt so với tông màu lạnh và được tạo thành bằng cách phan trộn giữa màu vàng với màu xanh theo tỷ lệ thích hợp, như màu vàng xanh, xanh lá, xanh dương lá trong đó những màu như xanh lam và xanh lá mạ tthì rất gần vối màu của tự nhiên.Những tông màu này mang cảm giác tươi mới của mùa xuân, yên tĩnh và sảng khoái tựa như bạn đang đắm chìm trong không gian sinh thái của rừng nhiệt đới.
PALE bao gồm những màu nhạt nhất chúng thường chứa ít nhất đến 65% màu trắng. Những màu như màu trắng ngà, hồng nhạt, xanh nhẹ được tìm thấy trong màu của những đám mây, màu của sắc nắng vào buổi sáng, màu của hoa oải hương trong sương. Do vậy tông màu thường được dùng trong không gian nội thất nhằm mang lại cảm giác lãng mạn, yên tĩnh, nhẹ nhàng.
DARK bao gồm những màu có thành phần cấu tạo có chứa màu đen. Những màu đậm có xu hướng làm không gian trở nên gần, hẹp, tập trung cao và tạo ra các hiệu ứng đặc biệt. Sự kết hợp giữa màu sáng và màu tối tạo ra sự tương phản rất tự nhiên giống như ban ngày và ban đêm vậy.
BRIGHT những màu trong tông màu nổi này không bao gồm màu đen và trắng. Những màu nổi như xanh, đỏ, vàng, cam thu hút sự chú ý rất tốt và thích hợp cho thiết kế quảng cáo, thời trang và bao bì.
Tùy theo từng khía cạnh khác nhau của màu sắc tạo nên kết hợp lẫn nhau nhằm tạo nên sự hài hòa và cân bằng quang phổ. Sự cân bằng quang phổ xảy ra khi có hàng ngàn sóng năng lượng điện từ với độ dài khác nhau hấp thu thành phần hóa học của từng đối tượng. Sóng của ánh sáng phản ánh màu đỏ, vàng và xanh khác nhau theo cơ chế những cấu trúc hình nón và hình que trong võng mạc mắt khuyến khích sự pha trộn và sắp xếp sự phản ánh màu sắc theo hàng ngàn sắc thái và sắc độ, giúp mắt có khả năng tối đa trong việc phản ánh các màu riêng biệt.
Màu sắc vừa đơn giản lại vừa phức tạp tùy thuộc vào sự vật, cá nhân và văn hóa khác nhau. Hai người khác nhau sẽ có hai cách nhìn nhận màu sắc khác nhau. Màu sắc vừa mang tính cá nhân vừa mang tính toàn cầu và là một thông điệp vừa vô tận về sự đa dạng.
HOT thường được dùng để chỉ màu đỏ là trung tâm trong bánh xe màu. Màu đỏ là màu mạnh nhất.Màu nóng thường được dùng bên ngoài và thu hút sự chú ý. Chính vì lý do này mà màu đỏ thường được dùng trong đồ họa để thiết kế biển báo. Những màu nóng là những màu mạnh và gây khuấy động không gian xung quanh. Năng lượng của màu đỏ ảnh hưởng đến mỗi người theo nhiều cách khác nhau như tăng năng lượng và gây tâm lý phấn khích.
COLD thường mang sắc xanh. Màu lạnh thường được liên tưởng đến tuyết và kem. Màu xanh dương, xanh lá đậm, hay màu kết hợp giữa hai màu này thường tương phản trực tiếp với những màu tông nóng. Những tông màu lạnh thường làm gợi những cảm giác nhẹ nhàng và mang lại không gian yên tĩnh. Và những màu nóng đặt cạnh màu lạnh thì tương phản mạnh với nhau như nước và lửa.
WARM thường mang sắc đỏ và ấm. Các tông màu này thường được hình thành bằng cách thêm màu vàng vào màu đỏ và có chút khác biệt so với màu nóng. Những màu ấm như màu đỏ cam, cam và vàng cam được tạo thành bằng cách pha trộn giữa màu đỏ và màu vàng theo tỷ lệ nhất định.Màu ấm mang lại cảm giác thoải mái, phấn chấn và thân thiện tựa như tia nắng mặt trời lan tỏa ấm áp đến với mọi vật xung quanh.
COOL được xây dựng trên cơ sở của màu xanh. Những màu này hơi khác biệt so với tông màu lạnh và được tạo thành bằng cách phan trộn giữa màu vàng với màu xanh theo tỷ lệ thích hợp, như màu vàng xanh, xanh lá, xanh dương lá trong đó những màu như xanh lam và xanh lá mạ tthì rất gần vối màu của tự nhiên.Những tông màu này mang cảm giác tươi mới của mùa xuân, yên tĩnh và sảng khoái tựa như bạn đang đắm chìm trong không gian sinh thái của rừng nhiệt đới.
PALE bao gồm những màu nhạt nhất chúng thường chứa ít nhất đến 65% màu trắng. Những màu như màu trắng ngà, hồng nhạt, xanh nhẹ được tìm thấy trong màu của những đám mây, màu của sắc nắng vào buổi sáng, màu của hoa oải hương trong sương. Do vậy tông màu thường được dùng trong không gian nội thất nhằm mang lại cảm giác lãng mạn, yên tĩnh, nhẹ nhàng.
DARK bao gồm những màu có thành phần cấu tạo có chứa màu đen. Những màu đậm có xu hướng làm không gian trở nên gần, hẹp, tập trung cao và tạo ra các hiệu ứng đặc biệt. Sự kết hợp giữa màu sáng và màu tối tạo ra sự tương phản rất tự nhiên giống như ban ngày và ban đêm vậy.
BRIGHT những màu trong tông màu nổi này không bao gồm màu đen và trắng. Những màu nổi như xanh, đỏ, vàng, cam thu hút sự chú ý rất tốt và thích hợp cho thiết kế quảng cáo, thời trang và bao bì.
NHỮNG GỢI Ý KHI SỬ DỤNG MÀU SẮC
Màu sắc với đời sống con người:
Mọi hình ảnh mà thường ngày mắt chúng ta thâu nhận được đều có màu sắc. Và chúng giúp chúng ta phân biệt nhanh chóng giữa đồ đạc này với đồ đạc khác không chỉ qua khối dáng và đặc tính. Màu sắc qua quần áo còn tạo sự mạnh mẽ cho con trai, nét dịu dàng của bạn gái, tính hồn nhiên trẻ thơ, và sự sang trọng ở người trưởng thành.Trong văn học, các nhà văn mượn màu sắc để xây dựng cá tính nhân vật của mình.
Trong giao thông, màu các tín hiệu đèn được quy định thành luật lệ để tạo sự an toàn khi lưu thông trên đừơng.Trong hội họa,nếu không có màu sắc, người họa sĩ tài ba phải vận dụng tất cả những khả năng của mình mới tạo ra một tác phẩm "tone sur tone",và hiển nhiên điều này khó hơn cả. Còn trong kiến trúc, từ nghìn xưa con người đã biết tận dụng màu sắc để che lấp các khuyết điểm của các loại vật liệu chưa đẹp, tạo thành các thành tố trang trí chủ yếu và làm công cụ tác động đến tâm lý chủ nhân ngôi nhà. Nếu tất cả đều là một thứ xám xám đen đen, con người có lẽ sẽ khổ sở lắm đấy.
Các thành tố màu sắc:
Sắc màu là từ chỉ các màu: xanh, đỏ, cam, tím, vàng.., chính là vị trí của màu trên quang phổ và trên vòng màu. Sắc cũng chỉ rõ tính nóng lạnh của màu. Ðỏ hình như nóng, xanh dương hình như lạnh và xanh lục đứng giữa có tính cách trung dung. - Theo hình vẽ bên, 3 màu chính được liên hệ bởi nét liền; 3 màu cấp 1 là sản phẩm do kết hợp từ các màu chính mà ra, đuợc liên hệ bởi nét đứt.
-Ðộ sáng chỉ tính cách sáng hay tối của màu, tức là lượng ánh sáng phản chiếu hay truyền đi. - Trắng có độ sáng nhất, đen có độ sáng kém nhất.- Cừơng độ chỉ mức tinh khiết mạnh yếu hay độ bão hòa của một màu.
Màu bổ sung là màu đứng cạnh nhau sẽ có tác dụng tôn sắc thêm tươi, không gây chói mắt. Khi chúng thực sự pha trộn với nhau hay có các điểm màu nhỏ xen nhau lẫn lộn, ví dụ vải có các đốm vàng xen lẫn với đốm xanh lục, chúng sẽ tạo nên một màu sắc khác.
Màu tương phản là màu làm nổi nhau lên, khi đặt cạnh nhau thì tương phản rất mãnh liệt
Mỗi màu có một cừơng độ rõ rệt nếu có một diện tích đủ lớn để mắt nhận thấy là một màu riêng biệt, ngăn cách hẳn với màu kia.
Như vậy, sự kết hợp màu sắc tạo nên nhiều tác dụng thích thú, đi từ hòa hợp êm dịu đến đối chọi cứng rắn. Ðặt màu cam trên nền xanh dương, màu đỏ cạnh xanh lục, hay vàng xanh lục cạnh đỏ tím, bạn sẽ được sự đối chọi rất kích động nhưng cũng cân xứng đều đặn. Kết hợp các màu xanh dương, xanh lục, xanh lục dương có khuynh hướng êm ả, yên tĩnh vì các màu này đều lạnh và liên quan với nhau.
Cá tính qua màu sắc:
Màu sắc có ảnh hưởng đến tâm sinh lý con người bởi vì mỗi màu có một "nhiệt độ" riêng. Các màu đỏ, cam, vàng có tính cách nóng ấm và động.Những cái gì ở trên nền màu này đều có khuynh hứơng xáp lại gần nhau. Các màu này được gọi là màu tiến vì chúng tạo cảm tửơng ta gần hơn so với vị trí của chúng. Ðặc tính này đưa đến hai kết quả song song : đồ đạc bọc nệm màu đỏ rực làm tăng kích thước của chúng. Nhưng các bức từơng đều sơn đỏ thì lại làm cho phòng bớt rộng đi vì các từơng sẽ có khuynh hướng tiến lại gần nhau, thành thử phòng trông như bị thu hẹp lại.
Màu xanh duơng, xanh lục và tím có tính cách lạnh và tĩnh vì chúng có vẻ xa ta hơn so với vị trí thực của chúng, chúng được coi là màu thoái. Chúng làm giảm kích thước của đồ đạc nhưng làm tăng kích thuớc của phòng.
Mọi hình ảnh mà thường ngày mắt chúng ta thâu nhận được đều có màu sắc. Và chúng giúp chúng ta phân biệt nhanh chóng giữa đồ đạc này với đồ đạc khác không chỉ qua khối dáng và đặc tính. Màu sắc qua quần áo còn tạo sự mạnh mẽ cho con trai, nét dịu dàng của bạn gái, tính hồn nhiên trẻ thơ, và sự sang trọng ở người trưởng thành.Trong văn học, các nhà văn mượn màu sắc để xây dựng cá tính nhân vật của mình.
Trong giao thông, màu các tín hiệu đèn được quy định thành luật lệ để tạo sự an toàn khi lưu thông trên đừơng.Trong hội họa,nếu không có màu sắc, người họa sĩ tài ba phải vận dụng tất cả những khả năng của mình mới tạo ra một tác phẩm "tone sur tone",và hiển nhiên điều này khó hơn cả. Còn trong kiến trúc, từ nghìn xưa con người đã biết tận dụng màu sắc để che lấp các khuyết điểm của các loại vật liệu chưa đẹp, tạo thành các thành tố trang trí chủ yếu và làm công cụ tác động đến tâm lý chủ nhân ngôi nhà. Nếu tất cả đều là một thứ xám xám đen đen, con người có lẽ sẽ khổ sở lắm đấy.
Các thành tố màu sắc:
Sắc màu là từ chỉ các màu: xanh, đỏ, cam, tím, vàng.., chính là vị trí của màu trên quang phổ và trên vòng màu. Sắc cũng chỉ rõ tính nóng lạnh của màu. Ðỏ hình như nóng, xanh dương hình như lạnh và xanh lục đứng giữa có tính cách trung dung. - Theo hình vẽ bên, 3 màu chính được liên hệ bởi nét liền; 3 màu cấp 1 là sản phẩm do kết hợp từ các màu chính mà ra, đuợc liên hệ bởi nét đứt.
-Ðộ sáng chỉ tính cách sáng hay tối của màu, tức là lượng ánh sáng phản chiếu hay truyền đi. - Trắng có độ sáng nhất, đen có độ sáng kém nhất.- Cừơng độ chỉ mức tinh khiết mạnh yếu hay độ bão hòa của một màu.
Màu bổ sung là màu đứng cạnh nhau sẽ có tác dụng tôn sắc thêm tươi, không gây chói mắt. Khi chúng thực sự pha trộn với nhau hay có các điểm màu nhỏ xen nhau lẫn lộn, ví dụ vải có các đốm vàng xen lẫn với đốm xanh lục, chúng sẽ tạo nên một màu sắc khác.
Màu tương phản là màu làm nổi nhau lên, khi đặt cạnh nhau thì tương phản rất mãnh liệt
Mỗi màu có một cừơng độ rõ rệt nếu có một diện tích đủ lớn để mắt nhận thấy là một màu riêng biệt, ngăn cách hẳn với màu kia.
Như vậy, sự kết hợp màu sắc tạo nên nhiều tác dụng thích thú, đi từ hòa hợp êm dịu đến đối chọi cứng rắn. Ðặt màu cam trên nền xanh dương, màu đỏ cạnh xanh lục, hay vàng xanh lục cạnh đỏ tím, bạn sẽ được sự đối chọi rất kích động nhưng cũng cân xứng đều đặn. Kết hợp các màu xanh dương, xanh lục, xanh lục dương có khuynh hướng êm ả, yên tĩnh vì các màu này đều lạnh và liên quan với nhau.
Cá tính qua màu sắc:
Màu sắc có ảnh hưởng đến tâm sinh lý con người bởi vì mỗi màu có một "nhiệt độ" riêng. Các màu đỏ, cam, vàng có tính cách nóng ấm và động.Những cái gì ở trên nền màu này đều có khuynh hứơng xáp lại gần nhau. Các màu này được gọi là màu tiến vì chúng tạo cảm tửơng ta gần hơn so với vị trí của chúng. Ðặc tính này đưa đến hai kết quả song song : đồ đạc bọc nệm màu đỏ rực làm tăng kích thước của chúng. Nhưng các bức từơng đều sơn đỏ thì lại làm cho phòng bớt rộng đi vì các từơng sẽ có khuynh hướng tiến lại gần nhau, thành thử phòng trông như bị thu hẹp lại.
Màu xanh duơng, xanh lục và tím có tính cách lạnh và tĩnh vì chúng có vẻ xa ta hơn so với vị trí thực của chúng, chúng được coi là màu thoái. Chúng làm giảm kích thước của đồ đạc nhưng làm tăng kích thuớc của phòng.
Sơn ngoài trời dùng trong nhà
Hiện nay, nhiều người khi muốn thay đổi màu sơn trong nhà lại rất "khoái" những gam màu chỉ dành cho ngoại thất. Liệu có thể dùng màu sơn ngoài trời để dùng trong nhà không?
Người Việt ít sử dụng màu sẫm trong nhà. Ảnh: BHG
Những màu sơn ngoài trời có trên thị trường hiện nay đa số là các màu mạnh, có độ tương phản cao như đỏ son, xám đậm, chocolate nâu đậm... và chúng được thiết kế với các hóa chất có chức năng như không phai, chống ẩm mốc, rêu... Do đó, khi dùng sơn trong nhà, các màu này sẽ có sắc độ khác so với khi dùng ngoài trời vì chúng thiếu độ sáng tự nhiên do ánh sáng trời đem lại. Chẳng hạn màu xám, nếu dùng ở ngoài trời sẽ sáng hơn, còn đưa vào nhà thì trông sẫm và thiếu sức sống.
Có lẽ do người Việt Nam ngại sơn màu sậm, mạnh trong nhà sẽ làm tối nhà nên thị trường sơn trong nhà hiện nay đa số là các màu sáng, nhạt, nhã nhặn. Vì vậy, nếu bạn thích một màu sơn nào đó mà gam màu không có trong danh mục màu sơn nội thất thì bạn vẫn có thể dùng nó với điều kiện phải sơn thử trước và điều chỉnh ánh sáng của khu vực cần sơn.
Bạn nên xem ánh sáng tự nhiên của khu vực đó như thế nào. Nếu khu vực đó thiếu sáng, nên tạo ánh sáng bằng cách kết hợp nguồn sáng từ đèn trần và đèn trang trí. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn nên chọn sử dụng loại sơn này ở các khu vực có ánh sáng tự nhiên để sắc màu đẹp tự nhiên và bớt nặng nề cho căn phòng.
Màu sắc và ý nghĩa
Biết ý nghĩa của các màu sắc để ứng dụng vào từng không gian cụ thể sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi ở trong ngôi nhà của mình.
- Đỏ: kích động, nổi trội, làm không gian trông hẹp lại và làm các đồ vật tăng kích thước. Phù hợp để tạo điểm nhấn. Không thích hợp với không gian phòng ngủ trẻ em, bếp, phòng ăn...
- Vàng: kích thích não và hỗ trợ khả năng lĩnh hội. Thích hợp với không gian bếp, hành lang.
- Xanh lá: tạo sự thư thái và hồi sức. Thích hợp với phòng tắm, phòng điều trị. Không phù hợp với phòng học, phòng chơi của trẻ, phòng sinh hoạt gia đình...
- Xanh biển: an bình. Nên chọn cho không gian phòng ngủ. Không dùng trong phòng ăn, phòng sinh hoạt chung của gia đình, phòng học...
- Tím: kích thích sự sống. Thích hợp với phòng ngủ, không dùng trong nhà bếp, phòng tắm.
- Hồng: lãng mạn. Thích hợp cho phòng ngủ, không dùng trong nhà bếp, phòng tắm.
- Cam: mạnh mẽ, vui tươi. Dùng trong phòng ăn, phòng sinh hoạt, hành lang. Không dùng trong phòng ngủ hoặc nơi có diện tích nhỏ hẹp.
- Trắng: sự khởi đầu mới. Phù hợp với không gian nhà bếp, phòng tắm. Không nên dùng trong phòng trẻ em, phòng ăn.
(Theo Phong thủy, First News)
- Đỏ: kích động, nổi trội, làm không gian trông hẹp lại và làm các đồ vật tăng kích thước. Phù hợp để tạo điểm nhấn. Không thích hợp với không gian phòng ngủ trẻ em, bếp, phòng ăn...
- Vàng: kích thích não và hỗ trợ khả năng lĩnh hội. Thích hợp với không gian bếp, hành lang.
- Xanh lá: tạo sự thư thái và hồi sức. Thích hợp với phòng tắm, phòng điều trị. Không phù hợp với phòng học, phòng chơi của trẻ, phòng sinh hoạt gia đình...
- Xanh biển: an bình. Nên chọn cho không gian phòng ngủ. Không dùng trong phòng ăn, phòng sinh hoạt chung của gia đình, phòng học...
- Tím: kích thích sự sống. Thích hợp với phòng ngủ, không dùng trong nhà bếp, phòng tắm.
- Hồng: lãng mạn. Thích hợp cho phòng ngủ, không dùng trong nhà bếp, phòng tắm.
- Cam: mạnh mẽ, vui tươi. Dùng trong phòng ăn, phòng sinh hoạt, hành lang. Không dùng trong phòng ngủ hoặc nơi có diện tích nhỏ hẹp.
- Trắng: sự khởi đầu mới. Phù hợp với không gian nhà bếp, phòng tắm. Không nên dùng trong phòng trẻ em, phòng ăn.
(Theo Phong thủy, First News)
Thứ Tư, 24 tháng 9, 2008
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)